1. Báo cáo quyết toán doanh nghiệp gia công, SXXK và chế xuất là gì?

Báo cáo quyết toán doanh nghiệp gia công (cả gia công ngược), sản xuất xuất khẩu và chế xuất là theo đó doanh nghiệp phải đối chiếu lượng nguyên liệu nhập khẩu với thành phẩm xuất khẩu thông qua định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Thời hạn nộp báo cáo quyết toán là 9 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Cơ quan hải quan đã ra nhiều hương dấn là báo cáo quyết toán SXXK để doanh nghiệp dễ dàng triển khai thực hiện cụ thể dựa vào thông tư 39 sửa đổi, bổ sung của thông tư 38.

2. vì sao phải cần đến dịch vụ hỗ trợ báo cáo quyết toán

Hầu như ngày nay các doanh nghiệp mới và kể cả những bạn nhân viên đang làm việc trong công ty gia công, SXXK, chế xuất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam thường gặp khó khăn trong vấn đề báo cáo quyết toán này.

Thứ nhất, việc quyết toán muốn thành công phụ thuộc 80% vào nhân viên kế toán, nhân viên XNK chỉ phối hợp. Tuy nhiên thực tế rất nhiều DN chỉ cử nhân viên XNK đi học. Quan niệm này cần được doanh nghiệp sớm thay đổi để có sự phối hợp hiệu quả giữa hai bộ phận kế toán và xuất nhập khẩu.

Thứ hai, lãnh đạo các doanh nghiệp chưa nắm được đầy đủ thông tin, chưa hiểu luật và đặc biệt chưa có sự quan tâm đúng mức với công tác quyết toán.

Thứ ba, hệ thống kế toán ở phần lớn các DN chưa chuẩn, chưa đúng chuẩn mực. Vì vậy, hiện nay bộ phận kế toán không thể kết xuất số liệu khi bộ phận XNK yêu cầu. Đối với hàng gia công, không có sổ ghi chép chi tiết ngoài bảng để làm cơ sở sau này giải trình cho các cơ quan thanh tra, kiểm tra.

Vì vậy VUK Logistics tự hào mang lại cho quý doanh nghiệp và mọi người sự tin tưởng tuyệt đối khi đến với VUK.

3. VUK Logistics có gì và mang lại cho bạn những gì?

Với hơn 13 năm kinh nghiệm thực tiễn trong nghề,

Đến với VUK bạn sẽ hiểu được:

– Những khái niệm liên quan khi làm báo cáo quyết toán;

– Xây dựng được quy trình làm báo cáo quyết toán, cách tính toán và xử lý đối với nguyên phụ liệu, sản phẩm, định mức.

– Tư vấn, hỗ trợ làm báo cáo quyết toán theo từng trường hợp thực tế

Một số nội dung của báo cáo

1.Tần suất báo cáo:

– BCQT theo năm tài chính, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư

– Theo điều khoản chuyển tiếp TT39 thì Đối với nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, các hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công đang thực hiện trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực nhưng kỳ báo cáo quyết toán sau khi Thông tư này có hiệu lực hoặc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sau khi Thông tư này có hiệu lực, tổ chức cá nhân thực hiện báo cáo quyết toán theo quy định tại Thông tư này.

2. Nguyên tắc lập sổ chi tiết kế toán và báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu:

– Thực hiện quản lý và theo dõi theo chế độ kế toán của BTC (như thông tư 200)

– Quản lý và theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo nguồn nhập kho (nhập khẩu hoặc mua trong nước)
– Nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc nhập khẩu được theo dõi chi tiết theo từng loại hình trong kỳ (nhập gia công, nhập sản xuất xuất khẩu, nhập kinh doanh, nhập lại nguyên vật liệu sau sản xuất…) đã khai trên tờ khai hải quan và chứng từ nhập kho trong kỳ.
– Lập và lưu trữ sổ chi tiết đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo chứng từ hàng hóa nhập khẩu (ví dụ theo số tờ khai); lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo hợp đồng, đơn hàng (theo số TK, theo PO, ..). --> các phiếu nhập kho, xuất kho ghi nhận chi tiết theo tờ khai, hợp đồng, đơn hàng

– Lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu theo hình thức nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, kho thành phẩm theo từng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm đang theo dõi trong quản trị sản xuất và đã khai trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm.

– Trường hợp quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đổi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình. Khâu này nói thì đơn giản nhưng nhiều DN chủ quan không thực hiện nên khi HQ kiểm tra sau thông quan thì giải trình rất mệt.

3. Nộp BCQT:

– Lập và nộp báo cáo quyết toán về tình hình xuất – nhập – tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả nhập khẩu của DNCX) cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất --> đăng ký cơ sở sản xuất ở đâu thì nộp BCQT ở đó.

– Nộp BCQT nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo mẫu số 25 Phụ lục II (nếu nộp điện tử) ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục số V (nếu nộp giấy) ban hành kèm Thông tư 39

– Nộp BCQT thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 26 Phụ lục II (nếu nộp điện tử)ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15a/BCQTSP-GSQL Phụ lục số V (nếu nộp giấy) ban hành kèm Thông tư 39.

– Nộp định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II (nếu nộp điện tử) ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 16/ĐMTT-GSQL Phụ lục số V (nếu nộp giấy)ban hành kèm Thông tư này; --> nộp định mức cùng thời điểm BCQT sản phẩm xuất khẩu. Phương pháp tính định mức tại điều 55 theo nguyên tắc cuối kỳ (khi kết thúc quy trình sản xuất sản phẩm).

4. Sửa đổi, bổ sung BCQT:

Trước TT38 không quy định nhưng TT39 có quy định sửa trong thời hạn 60 ngày từ ngày nộp BCQT nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì được sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán và nộp lại cho cơ quan hải quan. Hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân mới phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì thực hiện việc sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan và bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

5. Kiểm tra BCQT:

– TT38 trước đây thì điều kiện kiểm tra là kiểm tra các DN BCQT lần đầu và kiểm tra theo quản lý rủi ro. Theo TT39 mới thì kiểm tra BCQT theo quản lý rủi ro.

– Nội dung kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, hồ sơ hải quan xuất khẩu sản phẩm, chứng từ kế toán, sổ kế toán, chứng từ theo dõi nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập kho, xuất kho và các chứng từ khác phát sinh trong kỳ báo cáo người khai hải quan phải lưu theo quy định tại Điều 16a Thông tư 39. Trường hợp kiểm tra các nội dung quy định trên mà cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận thì thực hiện kiểm tra tình hình sử dụng, quản lý nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng, xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công tiết kiệm được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật;

  •  Một số lưu ý:

– Đối với loại hình gia công, phải thực hiện BCQT theo năm tài chính theo điều 60 TT39, ngoài ra khi kết thúc HĐGC thì phải xử lý nguyên phụ liệu, vật tư dư thừa tại điều 64

– Loại hình gia công ngược cũng thực hiện BCQT phình phường (DN nội địa thuê nước ngoài gia công hoặc thuê Doanh nghiệp chế xuất gia công)

– Bỏ mẫu BCQT máy móc thiết bị HĐGC tại TT38.

– Doanh nghiệp chế xuất làm gia công hay SXXK thì BCQT theo loại hình tương ứng.